Lữ Đoàn 125 kỷ niệm 61 năm ngày mở đường Hồ Chí Minh trên biển và thành lập Lữ Đoàn (23/10/1961 – 23/10/2022)

219

Ngày 23/10 vừa qua Lữ đoàn 125 đã tổ chức một buổi găp mặt các vị Thủ trưởng và khách mời về dự kỷ niệm 61 năm ngày mở đường Hồ Chí Minh trên biển và thành lập Lữ đoàn 125 nhằm tri ân các thế hệ cha anh đã một thời cống hiến làm nên kỳ tích Đường Hồ Chí Minh trên biển.


Về dự lễ dâng hương có anh hùng lực lượng vũ trang Nguyễn Văn Đức,- Nguyên thuyền trưởng tàu không số, Đồng chí Đại tá Hồ văn Khiêm chủ tịch hội truyền thống đoàn tàu không số toàn quốc/Nguyên lữ doàn trưởng lữ đoàn 125, Đồng chí Đại tá Lê Bá Quân- UVTV/ PTL TMT vùng 2 Hải quân cùng đại diện lãnh đạo chính quyền cơ quan ban ngành Tp Thủ Đức, Ban thường vụ đoàn tàu không số Tp HCM, Đại diện lãnh đạo các cơ quan chỉ huy trực thuộc bộ tư lệnh vùng 2 Hải quân, Các doanh nghiệp doanh nhân và các đơn vị kết nghĩa, Các đồng chí nguyên là lãnh đạo chỉ huy lữ đoàn qua các thời kỳ, Các đồng chí trong đảng ủy chỉ huy lữ đoàn, chỉ huy các cơ quan đơn vị trục thuộc lữ đoàn.
Đoàn đã có một buổi tưởng niệm tri ân các anh linh chiến sĩ thật xúc động qua bài đọc nghẹn ngào của đồng chí Thượng Tá Lê Hồng Quang- Phó Chính ủy lữ đoàn 125.

61 năm đã trôi qua, đất nước rất đỗi tự hào về các thế hệ cán bộ, chiến sỹ của “Đoàn tàu không số” đã vượt qua bão dông, lửa đạn và sự phong tỏa gắt gao của kẻ thù, trong thời khắc giữa sự sống và cái chết chỉ trong gang tấc, các anh đã tỏ rõ lòng trung thành vô hạn với Đảng,Tổ quốc, và nhân dân; phát huy truyền thống, bản chất tốt đẹp của Quân đội, Quân chủng, Lữ đoàn anh hùng, chấp nhận sự hy sinh, đưa hàng trăm lượt chuyến tàu, chở hàng ngàn lượt người, hàng ngàn tấn vũ khí trang bị, chi viện kịp thời cho chiến trường Miền Nam ruột thịt và trong công cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc; lập nên những chiến công đặc biệt xuất sắc, sáng tạo nên nét độc đáo của nghệ thuật quân sự Việt Nam trên chiến trường sông biển, làm nên con đường huyền thoại mang tên Bác Hồ kính yêu – “Đường Hồ Chí Minh trên biển” và những chiến công trong công cuộc chống “Nước ngoài” xâm lấn chủ quyền biển đảo của Tổ quốc. Trong chiến công đặc biệt đó chúng ta không thể quên: Thuyền trưởng Bông Văn Dĩa, cùng con tàu “Phương đông 1” lần đầu tiên đã vận chuyển thành công vũ khí vào miền Nam bằng đường biển.
Liệt sỹ Nguyễn Phan Vinh – Thuyền trưởng tàu C235, đã anh dũng hi sinh cùng con tàu tại biển Hòn Hèo, Khánh hòa để bảo vệ đồng đội, bảo vệ bí mật con đường, không để tàu và hàng hóa quân sự lọt vào tay địch. Và còn nhiều các anh em khác là nhân chứng sống đã chung tay làm nên lịch sử Đường Hồ Chí Minh trên biển.

Tại buổi lễ đồng chí Đại Tá Nguyễn Đình Lịch – Lữ đoàn trưởng 125, Vùng 2 Hải quân cũng đã phát biểu bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc về tất cả sự quan tâm của lãnh đạo chỉ đạo của đảng ủy thủ trưởng bộ tư lệnh vùng 2 và sự tạo điều kiện giúp đỡ của các cơ quan chức năng cấp trên cũng như sự phối hợp hiệp đồng của các đơn vị bạn, sự tạo điều kiện của cơ quan dân chính đảng địa phương, các đơn vị đóng quân trên khu vực, lữ đoàn đã hoàn thành nhiệm vụ suất sắc. Và đồng thời cảm on các bác các anh các chú truyền thống đoàn tàu không số luôn dõi theo động viên để cán bộ chiến sĩ lữ đoàn phấn đấu hoàn thành tốt và suất sắc nhiệm vụ được giao.

• Lữ đoàn 125 Hải quân là một đơn vị vận tải biển chủ lực của Hải quân Nhân dân Việt Nam, tiền thân là Đoàn 759. Nhiệm vụ chính của đơn vị khi mới thành lập là bí mật vận tải vũ khí, cán bộ bằng đường biển (Đường Hồ Chí Minh trên biển) từ miền Bắc vào miền Nam chi viện cho Quân Giải phóng miền Nam chiến đấu trong Chiến tranh Việt Nam. Thời kỳ đó, căn cứ của lữ đoàn là bến Bính (số hiệu là K20) ở Hải Phòng. Đơn vị sử dụng các tàu vận tải cỡ nhỏ thâm nhập miền Nam tại các căn cứ ở bến Sông Gianh (Quảng Bình), Sa Kỳ (Quảng Ngãi), Vũng Rô (Phú Yên), Lộc An (Bà Rịa – Vũng Tàu), Thạnh Phong (Bến Tre) và Vàm Lũng (Cà Mau).
• Đồng thời, đoàn đã trực tiếp tham gia rà phá thủy lôi ở vùng biển Đông Bắc; tham gia giải phóng các đảo Song Tử Tây, Sơn Ca, Nam Yết, Sinh Tồn, Trường Sa Lớn thuộc quần đảo Trường Sa, Cù Lao Thu thuộc tỉnh Ninh Thuận và đón các tù nhân cộng sản từ Côn Đảo trở về đất liền.
• Sau sự kiện Giải phóng miền Nam ngày 30 tháng 4 năm 1975, lữ đoàn lại được chỉ huy quân chủng giao nhiệm vụ chặn, chốt, gác tại các điểm khai thác dầu khí; vận chuyển những chuyến hàng chi viện cho Trường Sa; vận chuyển hàng hóa – phát triển kinh tế biển.

Tính đến nay lữ đoàn đã 2 lần Anh hùng LLVT nhân dân, 06 Huân chương Quân công, 12 Huân chương chiến công và rất nhiều phần thưởng cao quí khác trong đó có 13 tập thể và 22 cá nhân được tuyên dương Danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân, riêng lữ đoàn được tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất do chủ tịch nước trao tặng.

Kim Yến

Chia sẻ